Click here for Make money Online
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền online ==> Click
SKKN QLGD CHUYÊN ĐỀ: LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ:
Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm
xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng
thực hiện sự thay đổi mà chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong
nhiều tình huống, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ
thường có thái độ phản kháng. Chuyên đề sẽ giúp người học nắm được cách thức và
hướng giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
MỤC TIÊU:
-
Nhận biết và lý
giải được tính cần thiết của sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
trường phổ thông trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều sự thay đổi..
-
Vận dụng được
những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi vào việc đề xuất các
giải pháp đổi mới trên cơ sở thực tiễn trường phổ thông nơi mình đang công tác.
-
Có được niềm tin
và quyết tâm thay đổi để phát triển nhà trường phổ thông trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập.
NỘI DUNG:
1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
1.1. Thay đổi là gì?
1.1.1 Thay đổi: Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua
lại của sự vật, hiện tượng,
của yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự
vật hiện tượng nào.
- Thay đổi về xã hội: chính
trị, đường lối, chủ trương, chính sách…
- Thay đổi về kinh tế:
nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công
cụ, thay đổi công nghệ…
‑ Thay đổi về khoa học –
công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin…
- Thay đổi về giáo dục:
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường
học…
1.1.2 Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng,
chất lượng và cơ cấu:
- Số lượng người học
tăng lên hay giảm đi vì vậy lãnh đạo thường xuyên theo dõi sĩ số HS.
- Chất lượng giáo dục
so với chuẩn cao hay thấp.
- Cơ cấu đủ hay thừa,
thiếu.
- Cơ sở vật chất,
phương tiện thay đổi.




- Giáo viên, cán bộ,
công nhân viên thay đổi.
1.1.3
Thay đổi được hiểu ở các mức
độ khác nhau:
- Cải tiến là tăng thêm
hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự
thay đổi về bản chất.
- Đổi mới là thay cái cũ
bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay
đổi về bản chất nhưng toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới.
- Cách mạng là sự thay
đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản.
1.1.4
Thay đổi một cách bị động:
- Không có sự chuẩn bị
trước, bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, bột phát.
- Không dự kiến được
hậu quả.
- Không biết là cần
thiết hay không cần thiết.
1.1.5
Chủ động thay đổi:
- Dự kiến được kết quả.
- Biết được sự cần
thiết.
- Có sự chuẩn bị trước,
dự báo được tương lai.
1.2 Sự cần thiết
phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông
1.2.1
Yêu cầu thay đổi:
+ Sự phát triển kinh tế-xã hội:
- Kinh tế thị trường, kinh tế tri thức.
- Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa
- Sự nghiệp CNH hóa và HĐH đất nước.
- Phổ cập giáo dục
- Nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng…đặt ra yêu
cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và các nhà
quản lý giáo dục…
- Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội của trường phổ
thông như thế nào đang là câu hỏi có tính chiến lược trong công tác lãnh đạo và
quản lý trường phổ thông?
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ
với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh:
- Khả năng ứng dụng các thành tựu mới vào giáo
dục và các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống… đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để
thích ứng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Phản ứng với sự thay đổi khoa học- công nghệ của
trường phổ thông như thế nào cũng đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong
công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.
+ Tại sao lại thay đổi:
“Xã hội chúng ta đang sống đang không ngừng thay đổi
để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải
xây dựng được lực lượng lao động “ tư duy”. Đối với trường học, điều này có
nghĩa là bối cảnh của 



việc
dạy học đã thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà
trường phải cho ra những học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết-tri thức và
kỷ năng, nghĩa là đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong
thực tiển hoạt động điều hành nhà trường. Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi
hỏi phải có sự tổ chức lại hoạt động của trường phổ thông, thể hiện ở sự thay
đổi cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác định
rõ những chuẩn về nội dung và kết quả giáo dục…”





1.2.2
Mong muốn thay
đổi:
- Học có hiệu quả và phù hợp hơn với cá nhân và cộng
đồng.
- Nguyện vọng của gia đình và cộng đồng đối với việc
học, đối với nhà trường.
- Nhu cầu học đa dạng và phong phú hơn.
- Học tập như là niềm vui và hướng tới các mục tiêu
theo 4 cột trụ của việc học thế kỷ XXI:
SKKN QLGD CHUYÊN ĐỀ: LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
SKKN, SKKN QLGD, NCKHSPUD QLGD
Hoặc
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền điện tử => Click here
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment