Sell off ==> Click
VĂN NGHỊ LUẬN: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG
TRONG ĐỜI SỐNG
- Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ
dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào
đó.
- Một bài văn nghị luận đều phải có
luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và
các luận điểm phụ.
+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư
tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ
định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài
viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân
thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
+Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra
làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới
khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn
đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết
phục.
* Các dạng nghị
luận ở lớp 9.
- Nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một sự
việc, hiện tượng trong đời sống.
+ Nghị luận về một tư
tưởng đạo lý.
- Nghị luận văn học:
+ Nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
+ Nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ.
- Văn nghị luận
về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có
ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Yêu cầu chung
của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Bài nghị luận phải nêu được sự việc,
hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, nguyên nhân và bày tỏ thái
độ của người viết.
- Hình thức phải có bố cục mạch lạc,
rõ ràng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp.
* Cách làm bài
văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Muốn làm tốt bài văn phải tuõn theo
các bước sau:
+ Đọc kĩ đề (tìm hiểu đề).
+ Phân tích sự việc, hiện
tượng đó để tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Đọc bài và sửa chữa.
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment