Sell off ==> Click
SKKN-NCKHSPUD Vật lí 6: GIÚP
HỌC SINH TỰ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC THÔNG QUA TỰ LÀM THÍ NGHIỆM.
Áp dụng: Viết sáng kiến
kinh nghiệm Vật lí lớp 6, viết đề tài NCKHSPUD Vật lí lớp 6, Viết tiểu
luận PPGD Vật lí 6
1. Thí nghiệm phải đảm bảo thành
công:
Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu
đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
-Am hiểu bản chất của các hiện
tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
-Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc
điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết
cách kịp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần
trong khi chuẩn bị bài.
2. Thí nghiệm phải ngắn gọn một
cách hợp lí. Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập chung sự chú ý
của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời
gian lắp ráp thí nghiệm. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại.
Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí
nghiệm nhỏ.
3. Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả
lớp quan sát. Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
-Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có
kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng
cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình dáng. màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ
chính xác thích hợp.
-Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí.
Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết
cho thí nghiệm, không bày la liệt những dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng
xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn
rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt phẳng thẳng đứng. Nếu không được
phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo viên cũng cần chú ý không che lấp
thí nghiệm khi thao tác.
4. Sử dụng các vật chỉ thị thích
hợp: Nhằm
tập chung sự chú ý của học sinh về những điều cần quan sát. Thí nghiệm phải có
sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học
sinh không thể hiểu theo một cách nào khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh
hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ
ảnh hưởng phụ là không đáng kể.
5. Thí nghiệm phải đảm bảo cho
người và dụng cụ thí nghiệm. Đối với các chất dễ cháy, nổ
phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải dùng cát hoặc bao tải ướt phủ
lên. Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải hết sức thận trọng không để
vương vãi. Với các thí nghiệm điện, nếu dùng điện lưới 220V hay 110V thì mạch
điện nhất thiết phải có cầu chì ngắt điện và không được dùng dây trần. Phải nắm
vững tính năng, cách bảo quản dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ.
6. Phải phát huy được tác dụng
của thí nghiệm biểu diễn. Điều đó đòi hỏi thì:
-Thí nghiệm phải được tiến hành
hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
-Thí nghiệm phải tiến hành kết
hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất là phương pháp đàm thoại và vẽ hình.
-Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt
khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm
cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các
dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần
thiết.
SKKN-NCKHSPUD Vật lí 6: GIÚP HỌC SINH TỰ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC THÔNG QUA TỰ LÀM THÍ NGHIỆM.
SKKN, SKKN Vật lí, SKKN THCS, SKKN Vật lí 6, NCKHSPUD Vật lí 6
Hoặc
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment