Sell off ==> Click
SKKN-NCKHSPUD Vật lí 6: TỔ
CHỨC CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC VẬT LÍ?
Áp dụng: Viết sáng kiến
kinh nghiệm Vật lí lớp 6, viết đề tài NCKHSPUD Vật lí lớp 6, Viết tiểu
luận PPGD Vật lí 6
Có thể chia thí nghiệm thực hành
thành 3 loại:
a. Thí nghiệm thực hành đồng
loạt.
-Loại thí nghiệm này tất cả các
nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả.
Đây là thí nghiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Đó là:
+ Trong khi làm thí nghiệm các
nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung bình đáng tin cậy hơn.
+ Việc chỉ đạo của giáo viên
tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn, sai sót, tổng kết thí nghiệm
đều được hướng dẫn đến tất cả học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, còn một
số hạn chế:
+ Do trình độ các nhóm không đồng
đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao tác dẫn đến hạn chế kết quả.
+ Đòi hỏi nhiều bộ thí nghiệm
giống nhau gây khó khăn về thiết bị.
b. Thí nghiệm thực hành loại phối
hợp:
-Trong hình thức tổ chức này học
sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần
đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại
sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
-Ví dụ: Trong bài “Công thức tính
nhiệt lượng” - Vật lí 8. Giáo viên phân công:
+ Nhóm 1, 2: Tiến hành thí nghiệm
khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của
vật.
+ Nhóm 3, 4: Tiến hành thí nghiệm
khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt
độ của vật.
+ Nhóm 5, 6: Tiến hành thí nghiệm
khảo sát quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
=>Kết quả thí nghiệm của các
nhóm khái quát thành công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên: Q =
m.c.
t

-ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Rèn luyện cho học sinh ý thức
lao động tập thể.
+ Kích thích tinh thần thi đua
làm việc giữa các nhóm.
-Một số hạn chế của loại thí
nghiệm này:
+ Mỗi nhóm không được rèn luyện
đầy đủ các kĩ năng làm toàn diện thí
nghiệm.
Vì vậy cần khắc phục bằng cách
cho các nhóm luân phiên nhau làm lại thí nghiệm.
c. Thí nghiệm thực hành cá thể:
Trong hình thức tổ chức này các
nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng
cụ và phương pháp khác nhau.
Ví dụ: Thí nghiệm nghiên cứu sự
nhiễm điện do cọ xát - Vật lí 7.
-ưu điểm của loại thí nghiệm này:
+ Giảm được khó khăn về bộ thí
nghiệm.
-Một số hạn chế của loại thí
nghiệm này:
+ Việc hướng dẫn của giáo viên
rất phức tạp. Vì vậy hình thức này đòi hỏi tính tự lực cao nên chỉ thích hợp
cho các lớp trên.
SKKN-NCKHSPUD Vật lí 6: TỔ
CHỨC CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC VẬT LÍ?
Áp dụng: Viết sáng kiến
kinh nghiệm Vật lí lớp 6, viết đề tài NCKHSPUD Vật lí lớp 6, Viết tiểu
luận PPGD Vật lí 6SKKN, SKKN Vật lí, SKKN THCS, SKKN vật lí 6, NCKHSPUD THCS, NCKHSPUD Vật lí 6
Hoặc
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment