Click here for Make money Online
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền online ==> Click
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Trích trong điều 4 của luật cán bộ, công chức).
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. (Trích trong điều 4 của luật cán bộ, công chức).
Cán bộ là
những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân,
nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được. Cán bộ là gốc của mọi công việc, do vậy
bất cứ việc gì muốn thành hay bại cũng là do cán bộ mà ra.
1.1.2. Khái niệm công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Trích
trong điều 4 của luật cán bộ, công chức).
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. (Trích trong điều 4 của luật cán bộ,
công chức).
1.1.4. Khái niệm công
chức cấp xã
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp
xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Trích trong điều 4
của luật cán bộ, công chức).
1.1.5. Đánh giá cán bộ
Đánh
giá cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa
chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ.
Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu
tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến
tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát
hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ
luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ
phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán
bộ.
1.1.6. Khái niệm tiêu chuẩn cán bộ
Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hoá những
yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu
chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước cần phải có. Về phẩm chất chính
trị đó là lòng trung thành với Tổ quốc và CNXH, là sự nhất trí và quyết tâm
thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, là sự vững vàng về lập trường, quan
điểm chính trị trước những tình huống khó khăn, phức tạp, ở những bước ngoặt
của cách mạng.
1.1.7. Khái niệm năng lực cán bộ
Năng lực của cán bộ là năng
lực quán triệt tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, hoàn thành với
hiệu quả cao nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Người dám nghĩ, dám nói,
dám làm thì tư duy độc lập, ý kiến sắc sảo.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
QLGD, Quản lí, SKKN, SKKN QLGD, Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận Trung cấp chính trị,
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền điện tử => Click here
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment