Click here for Make money Online
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền online ==> Click

Pháp chế thống nhất đòi hỏi từ việc xây dựng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền đến việc chấp hành pháp luật của các chủ thể pháp luật luôn luôn xuất phát từ luật, trên cơ sở luật để thi hành luật. Thực hiện nguyên tắc pháp chế thống nhất trong hoạt động quản lí nhà nước sẽ làm cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện trong văn bản pháp luật được thực hiện đầy đủ, đúng đắn từ Trung ương đến cơ sở.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC – MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS XXX
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Những nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ
nghĩa:
Nguyên tắc pháp chế XHCN là những chỉ
đạo cơ bản thể hiện bản chất và đặc điểm của pháp chế XHCN. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước rất coi trọng vai trò của pháp chế XHCN. Tư tưởng pháp chế của Đảng, Nhà
nước ta được thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản sau:
2.1. Tôn trọng tính tối cao của Hiến Pháp.
Đây là yêu cầu quan trọng nhất trong quá
trình xây dựng, thiết lập nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp là đạo luật
gốc – cơ bản của cả hệ thống pháp luật và có giá trị pháp lý cao nhất. Vì vậy,
hoạt động xây dựng luật pháp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ
vào các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp có vị trí trung tâm và vai trò tối
cao do đặc điểm về nội dung, được cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là
Quốc hội ban hành theo một trình tự và thủ tục đặc biệt. Do vậy, các luật hoặc
đạo luật đều phải có đủ để cụ thể hoá Hiến pháp và phù hợp với Hiến pháp. Khi
xây dựng những văn bản dưới luật, cần phải dựa vào Hiến pháp và luật. Chỉ có
thực hiện tốt yêu cầu này mới có thể xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn
chỉnh, đồng bộ, tránh được tình trạng tản mạn, trùng lắp, chồng chéo hoặc mâu
thuẫn.
2.2. Pháp chế phải thống nhất trên phạm
vi cả nước:
Pháp chế phải thống nhất trên phạm vi cả
nước. Đặc điểm này đòi hỏi trước hết, trong khi thực hiện pháp chế phải thống
nhất tuân thủ pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của luật, mặc dù các luật và
các văn bản dưới luật rất phong phú và đa dạng nhưng pháp chế thì phải thống
nhất. Pháp chế thống nhất đòi hỏi từ việc xây dựng pháp luật của các cơ quan có
thẩm quyền đến việc chấp hành pháp luật của các chủ thể pháp luật luôn luôn
xuất phát từ luật, trên cơ sở luật để thi hành luật. Thực hiện nguyên tắc pháp
chế thống nhất trong hoạt động quản lí nhà nước sẽ làm cho mọi chủ trương,
chính sách của Đảng thể hiện trong văn bản pháp luật được thực hiện đầy đủ,
đúng đắn từ Trung ương đến cơ sở.
2.3.
Các cơ quan xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một
cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.
Pháp
chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống
chính trị và toàn dân thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tích cực, chủ động
và hiệu quả. Các cơ quan xây dựng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải có kế hoạch làm pháp luật và
thực hiện tốt kế hoạch đó. Các cơ quan hành chính nhà nước từ Chính phủ đến Uỷ
ban nhân dân các cấp phải chủ động trình các dự án luật lên Quốc hội và có kế
hoạch lập quy phù hợp với kế hoạch làm luật của Quốc hội. Có như vậy, hệ thống
pháp luật mới ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khách quan, cần thiết
của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phát triển phong phú, đa dạng.
Hệ thống pháp luật đầy đủ, có chất lượng cao là cơ sở vững chắc để củng cố pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Tổ
chức và thực hiện pháp luật là một yêu cầu chủ yếu của pháp chế. Để pháp luật
đi vào cuộc sống, được mọi tổ chức và công dân thực hiện một cách nghiêm minh,
chính xác triệt để, đòi hỏi các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật phải hoạt
động tích cực và có hiệu quả.
3.
Pháp chế XHCN trong
quản lý giáo dục:
Pháp
chế là chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được đảm bảo bằng pháp
luật. Việc quản lý, điều hành các mối quan hệ, các hoạt động đều căn cứ vào
pháp luật.
Pháp chế trong lĩnh vực giáo dục chính là sự tuân thủ, chấp hành và thực hiện
đúng theo những quy định của Luật giáo dục; hệ thống các văn bản thuộc về giáo
dục.
Người cán bộ quản lý trong ngành giáo
dục nói chung, người Hiệu Trưởng trong nhà trường nói riêng, khi thực hiện
nhiệm vụ và quyền của mình đều phải tuân
thủ theo quy định của Pháp luật, Luật
giáo dục, Điều lệ trường phổ thông….
Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản
lý giáo dục chính là sự tuân thủ và chấp hành một cách nghiêm ngặt về Hiến
pháp, Pháp luật nhà nước; về Luật giáo
dục, về Điều lệ trường phổ thông và các văn bản chuyên ngành giáo dục … của tất cả các đối tượng trong và
ngoài nhà trường nói chung, và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng.
Tăng cường pháp chế trong quản lý giáo
dục chính là tăng cường quá trình triển
khai và thực hiện đúng các quy định về chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nói
riêng và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta nói chung.
3.1.
Khái niệm quản lý giáo dục:
Quản
lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục
phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế -
xã hội của đất nước nói chung và của một địa phương , đơn vị nói riêng.
Quản
lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động.
Về cơ bản có thể coi: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Hoạt động dạy học và giáo dục là những
hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông. Chủ thể quản lý các hoạt động này
là Hiệu trưởng. Tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường,
những nhân tố trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục là đối tượng quản
lý.
Vậy, quản lý các hoạt động dạy học và
giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể
giáo viên và học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm
huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường
giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC – MỘT BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS XXX
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
QLGD, Quản lí, SKKN, SKKN QLGD, Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận Trung cấp chính trị,
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền điện tử => Click here
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment