Sell off ==> Click
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đối với các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Cơ sở khoa học
của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng
gi¸o dôc ở trường THCS.
1.1 Một số khái
niệm:
1.1.1
Quản lý:
- Quản lý: “ Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (Người
quản lý) đến khách thể quản lý (Người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức” [15, 1].
- Quản lý giáo dục, quản lý trường
học:
“Quản lý
giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của
chủ thể QLGD nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên
lý giáo dục của Đảng, thực hiện đối với các tính chất của nhà trường XHCN Việt
Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ
giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [18, 35].
- Chức năng quản lý:
Đây là
những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng quản lý trong quá trình quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
1.1.2
Quản lý dạy học - chức năng quản lý dạy học:
- Quản lý
dạy học:
Là sự tác động hợp quy luật cuả chủ thể quản
lý dạy học lên chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy các chức năng quản
lý dạy học nhằm đạt đến mục đích dạy học.
- Chức năng
quản lý dạy học (Có 4 chức năng):
+ Kế hoạch hoá dạy học: Là xây dựng kế hoạch
dạy học, đề ra mục tiêu, dự kiến phân công giảng dạy, đề xuất những cách thức để
đạt tới mục đích đó.
+ Tổ chức dạy học: Là thiết lập cơ cấu và cơ
chế hoạt động.
+ Chỉ đạo dạy học: Là hướng dẫn công việc,
liên kết, liên hệ, động viên các bộ phận và các cá nhân trong nhà trường thực
hiện mục tiêu.
+ Kiểm tra dạy học: Là công việc đo lường và điều
chỉnh các hoạt động nhằm hoàn thành kế hoạch dạy học.
1.1.3 Dạy học:
Nói đến
hoạt động dạy học là nói đến hai hoạt động chính đó là hoạt động dạy của người
thầy và hoạt động học của trò. Vì vậy, muốn tìm ra các giải pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, cần phải nghiên cứu về hoạt động dạy
của thầy và hoạt động học của trò.
- Hoạt động dạy học của thầy:
Là công
việc tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sửa chữa những hoạt động chiếm lĩnh tri
thức của người học. Đó là hoạt động: “Phát huy tích cực, tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học cho học sinh” [8, 19].
- Hoạt động học của trò:
Dưới tác động
của người thầy học sinh không ngừng vận động và phát triển nhằm chiếm lĩnh tri
thức: Qua hoạt động học, học sinh từ chỗ chưa biết đến chỗ biết và ngày càng
sâu sắc, hoàn thiện; từ chỗ tri thức đến việc hình thành kĩ năng; từ kĩ năng
vẫn dụng đến kĩ năng sáng tạo.
1.1.4 Chất lượng dạy học:
- Chất lượng:“ Chất lượng là cái làm nên phẩm
chất giá trị của sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác
với sự vật kia phân biệt với số lượng, tăng trưởng số lượng đến mức nào đó thì
làm thay đổi chất lượng” [19, 196].
- Chất lượng giáo dục:
Chất lượng
giáo dục là trình độ hiện thực hoá mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và
hiện đại hoá giáo dục theo định hướng XHCN đối với những biến đổi nhanh chóng
của thực tế. Chất lượng giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục toàn diện về đức,
trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng
nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ
học tập đúng đắn, những phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng
ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc
sống.
- Chất lượng dạy học:
Là những
kiến thức phổ thông mà học sinh cần có, những tri thức phổ thông mà học sinh
lĩnh hội, những kĩ năng và thái độ được hình thành, phát triển.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
QLGD, Quản lí, SKKN, SKKN QLGD, Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận Trung cấp chính trị,
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment