Click here for Make money Online
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền online ==> Click
Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của chính phủ. Ngày 01/3/2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành QĐ số” 04/2000/QĐ-BGDĐT quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở TRƯỜNG THCS XXX
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở TRƯỜNG THCS XXX
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
Con người có đời sống vật chất, tinh thần và tự do ước mơ
về một xã hội công bằng, nhân đạo có kỷ cương là lẽ đương nhiên hợp quy luật
của sự phát triển. Nhân dân chính là chủ thể sử dụng quyền lực mà quyền lực
chính trị là quan trọng nhất để tổ chức và quản lý xã hội, thực hiện sự nghiệp
giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đảng và Nhà nước luôn coi dân chủ là
một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng. Dân chủ gắn với kỉ cương,
với pháp luật. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật được thể chế bằng luật pháp
nhà nước và được thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ. Hiệu
quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở. Đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước có đi vào cuộc sống hay không được thể hiện
trực tiếp ở cấp cơ sở.
Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hoá phương châm "dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở theo chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và
nghị định số 71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của chính phủ. Ngày 01/3/2000, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành QĐ số” 04/2000/QĐ-BGDĐT quy chế thực
hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm
của hiệu trưởng, của giáo viên, cán bộ, công chức; những việc người học được
biết và tham gia ý kiến; trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm của đơn vị,
các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Quy chế đã đáp ứng được nguyện vọng của
cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các nhà trường theo phương châm: được
biết, được bàn, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra và mở ra một cuộc
vận động thực hiện dân chủ hoá trong các trường học. Từ lãnh đạo ngành giáo dục
đến các cơ sở giáo dục đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Từ đó đã
phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng
nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan thanh lịch. Hơn nữa,
tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường cũng như trách nhiệm của mỗi
cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác
giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
Phương châm chung cho sự phát triển đất nước là "phát
huy nội lực". Một trong những giải pháp kích thích sự phát huy nội lực là
thực hiện quy chế dân chủ. Như vậy, một khi quy chế dân chủ trong nhà trường
được thực hiện tốt thì sẽ phát huy được sức mạnh trí tuệ và tinh thần của các
thành viên nhằm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của nhà trường .
Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đòi hỏi giáo dục phải đi tắt đón đầu. Do vậy, “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” là trọng trách cao cả đã được đặt lên vai sự nghiệp
giáo dục, nơi đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước có trình độ tri
thức cao. Để sự nghiệp giáo dục phát triển thì phải phát huy được tiềm năng
trí tuệ của đội ngũ giáo viên, đó chính là nội lực của sự nghiệp giáo dục. Muốn
phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức thì phải phát huy quyền dân chủ
trong đội ngũ trí thức. Thông qua việc thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm
phát huy tốt nhất quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ lãnh
đạo, giáo viên, cán bộ công chức học sinh và đoàn thể trong các hoạt động giáo
dục đảm bảo cho hoạt động dạy và học đạt chất lượng, hiệu quả.
Duy trì và
đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường vẫn là biện pháp quan trọng
và hiệu quả để kích thích mọi thành viên của nhà trường làm việc hết mình,
lao động, giảng dạy và học tập. Trong quản lý nhà trường phổ thông hiện nay,
việc thực hiện quy chế dân chủ nhiều khi chưa cải tiến kịp thời mà còn có lúc
mắc sai lầm : bệnh thành tích, quan liêu, cửa quyền, áp đặt, thiếu trung thực
trong đánh giá... Việc thực hiện dân chủ trong nhà trường vẫn còn mang nặng
tính hình thức, chưa thực sự có chiều sâu. Khắc phục những sai lầm mới chỉ là
một mặt của việc thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường thực hiện quy chế dân
chủ sao cho phù hợp với những thành viên nhà
trường của ngày hôm nay và ngày mai mới là việc rất khó. Nó đòi hỏi những
nghiên cứu về lý luận và những phương pháp hành động mới cho phù hợp.
Tiểu luận trung cấp chính trị, quản lí giáo dục: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở TRƯỜNG THCS XXX
Lĩnh vực áp dụng: Tiểu luận dành cho tốt nghiệp lớp Trung cấp chính trị, Thạc sĩ Quản lí Giáo dục, Tiểu luận Quản lí nhà nước ngạch chuyên viên về giáo dục, Tiểu luận lớp chuyên viên chính
QLGD, Quản lí, SKKN, SKKN QLGD, Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận Trung cấp chính trị,
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền điện tử => Click here
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment