Click here for Make money Online
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền online ==> Click
Pháp
chế xã hội chủ nghĩa:
Pháp chế thường được hiểu là “ chế độ
trong đó đời sống và hoạt động xã hội được đảm bảo bằng pháp luật”. Nhà nước
quản lý xã hội và điều hành các quan hệ xã hội đều căn cứ vào pháp luật. Nhà
nước nào thì pháp luật ấy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có pháp luật xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên có pháp luật xã hội chủ
nghĩa, vậy pháp chế ở nước ta là pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ
của đời sống chính trị – xã hội trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp, các đơn vị kinh tế và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến
pháp, Pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Như
vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tuân thủ và chấp hành một cách thường
xuyên, chính xác, đầy đủ và nghiêm minh những luật, những văn bản dưới luật của
các cơ quan Nhà nước, các nhà chức trách, các tổ chức xã hội, các tập thể lao
động và mọi công dân.
Xã hội là một cộng đồng người thường
xuyên nảy sinh những quan hệ. Vì vậy cần phải có những nguyên tắc, những tiêu
chuẩn hợp lí để điều chỉnh tổ chức đời sống xã hội. Trong hệ thống các vi phạm
xã hội thì hệ thống quy phạm pháp luật có vị trí quan trọng đối với việc bảo
đảm lợi ích cơ bản và mục tiêu kinh tế – xã hội.
Như vậy, khái niệm pháp chế xã hội chủ
nghĩa thể hiện mối tương quan giữa hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức
xã hội, hành vi xử sự của công dân với những quy phạm pháp luật.
1.2.
Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp
chế:
Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm
không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Không có
pháp luật thì không có pháp chế và ngược lại, không có pháp chế thì pháp luật
không có ý nghĩa gì. Pháp chế đòi hỏi chủ thể pháp luật phải triệt để tuân theo
và chấp hành nghiêm chỉnh. Pháp luật chỉ điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã
hội trên cơ sở có pháp chế vững chắc. Ngược lại pháp chế chỉ được củng cố và
tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với cơ sở kinh tế –
văn hoá xã hội.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 của nước ta
quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế XHCN”. Như vậy, tình trạng pháp chế phụ thuộc vào thái độ của các
chủ thể pháp luật, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đảng, các tổ chức xã hội
phải thực hiện đúng thẩm quyền, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định.
1.3.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa với các
hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội , công dân và chế độ dân chủ XHCN.
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và các đoàn
thể xã hội, sự lãnh đạo ấy không tách rời nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Mỗi đoàn thể, tổ chức đều có phương thức và nguyên tắc hoạt động riêng, song
tất cả đều tuân thủ theo nguyên tắc pháp chế XHCN.
Pháp chế XHCN là nguyên tắc xử sự theo
pháp luật của công dân.
Trong quan hệ giữa công dân với Nhà
nước, công dân với các tổ chức xã hội và quan hệ giữa các công dân với nhau đều
phải xử sự theo pháp luật. Sự tôn trọng pháp luật của mọi tổ chức, mọi công dân
là điều kiện cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội. Bình đẳng trước pháp luật cũng
là điều kiện cho mọi người tự do phát triển mối quan hệ này, dân chủ XHCN là cơ
sở để củng cố tăng cường pháp chế. Mặt khác, pháp chế XHCN là phương tiện cần
thiết để bảo vệ, củng cố mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động. Dân chủ càng mở rộng càng tăng cường pháp chế. Vì pháp chế đảm bảo
thực hiện nguyên tắc dân chủ, xây dựng tính tổ chức, kỷ luật, trật tự kỷ cương
xã hội, kỷ luật Nhà nước và công bằng xã hội.
Tiểu luận Trung cấp chính trị:
TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC – MỘT
BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS XXX (TỐT NGHIỆP TRUNG
CẤP CHÍNH TRỊ)
|
Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, Tiểu luận Trung cấp chính trị, SKKN, SKKN QLGD, QLGD, Quản lí
Tham gia kênh Telegram kiếm tiền điện tử => Click here
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment