Sell off ==> Click
Sáng
kiến kinh nghiệm Hóa học 9: Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng
dạy hoá học THCS
Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Giáo sư nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhân kiến thức từ kho tàng văn hóc xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bản thân, Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục.
Về
cấu trúc hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau là sự tiếp thu thông
tin dạy của thầy và quá trình chiếm lĩnh khái niệm một cách tự giác, tích cực
tự lực của mình.
Để
thực hiện mục đích chiếm lĩnh khoa học một cách tự giác tích cực thì người học
cần có phương pháp lĩnh hội khoa học, phương pháp chiếm lĩnh khái niệm khoa
học. Các phương pháp đó là: Mô tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học.
Chức
năng lĩnh hội của hoạt động học có liên hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng trực tiếp
của hoạt động dạy của người giáo viên.
Hoạt
động dạy là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa
học, trong quá trình điều khiển của mình phát triển và hình thành nhận thức của
học sinh.
Như
vậy mục đích của của hoạt động dạy là điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm
khoa học của học sinh. Để đạt được mục đích này hoạt động dạy có hai chức năng
liên hệ chặt chẽ, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông
tin học và điều khiển hoạt động học, chức năng điều khiển hoạt dộng học được
thực hiện thông qua sự truyền đạt thông tin.
Hoạt
động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể trong quá
trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với các thể trò, trò
với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò… Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa
dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học.
Như
vậy muốn có quá trình dạy học tối ưu phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa
học và lôgíc lĩnh hội của học sinh, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức
tối ưu hoạt động dạy học cộng đồng – hợp tác, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối
cùng làm cho học sinh tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khao học,
phát triển năng lực tư duy sáng tạo và cùng với nét đặc thù của môn học sẽ giúp
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn học trong nhà trường phổ thông.
Vậy
để làm tốt vai trò truyền đạt, điều khiển trong dạy học người giáo viên cần sử
dụng phương pháp dạy học như thế nào?
Sáng
kiến kinh nghiệm Hóa học 9: Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng
dạy hoá học THCS
Áp dụng: Viết SKKN Hóa 9, Viết đề tài NCKHSPUD Hóa 9, Viết SKKN Hóa THCS, SKKN Hóa 9, NCKHSPUD Hóa 9
Có thể bạn quan tâm
=>> Xem các SKKN Hóa THCS khác tại đây
=>> Xem các loại máy trợ giảng hỗ trợ giảng dạy giá rẻ tại đây
=>> Xem các loại máy trợ giảng hỗ trợ giảng dạy giá 500-800k tại đây
=>> Xem các loại máy trợ giảng hỗ trợ giảng dạy giá rẻ tại đây
=>> Xem các loại máy trợ giảng hỗ trợ giảng dạy giá 500-800k tại đây
SKKN, SKKN Hóa 9, NCKHSPUD, NCKHSPUD Hóa 9, SKKN THCS, NCKHSPUD THCS,
Download document
Sell off ==> Click
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment